Đây là một cuốn sách bàn về sức mạnh quốc gia và quốc tế ở thời “hiện đại”, tức thời kỳ hậu-Phục hưng. Nó cố gắng tìm hiểu và giải thích cách thức mà các Cường quốc trỗi dậy và suy tàn cùng mối liên quan giữa chúng trong hơn năm thế kỷ, tính từ khi hình thành “những nên quân chủ mới” ở Tầy Âu và sự khởi đầu của hệ thống các quốc gia có tầm vóc xuyên đại dương và toàn cầu.
Cuốn sách này không tránh được việc bàn luận nhiều về những cuộc chiến tranh, đặc biệt là những cuộc xung đột lớn, kéo dài giữa các liền minh Cường quốc vốn tác động đến trật tự quốc tế; nhưng đây không hoàn toàn là một tác phẩm viết về lịch sử quân sự. Nó cũng bàn về những thay đổi diễn ra trong các cán cân kinh tê’ toàn cầu từ năm 1500; nhưng nó không phải, ít nhất là trực tiếp, một công trình lịch sử kinh tế. Vấn để mà nó tập trung vào là sự tương tác giữa kinh tê’ học và chiến lược, khi mà mỗi quốc gia hàng đẩu trong hệ thống quốc tế nỗ lực gia tăng sự giàu có và sức mạnh của mình để trở thành (hay duy trì) cả hai khía cạnh.
Do đó, khái niệm “xung đột quần sự” trong tên phụ của cuốn sách luôn được xem xét trong bối cảnh “biến đổi kinh tế”. Việc Cường quốc này chiến thắng hay Cường quốc kia sụp đổ trong thời kỳ này thường là hệ quả của [những] cuộc chiến kéo dài với sự tham chiến của các lực lượng vũ trang; nhưng nó cũng là hệ quả của việc tận dụng hiệu quả đến đâu các nguổn lực kinh tế sản xuất của quốc gia trong thời chiến, và xa hơn nữa, [là hệ quả] của phương cách một nền kinh tế quốc gia trỗi dậy hay sụp đổ, liên quan đến những quốc gia hàng đẳu khác, trong những thập niên trước khi thực sự bùng nổ mâu thuãn. Vì lý do này, việc tìm hiểu địa vị của một Cường quốc thay đổi như thế nào trong thời bình cũng quan trọng chẳng kém việc nước đó đã chiến đấu như thế nào trong thời chiến.