Hiện nay, các bậc phụ huynh thường quan tâm tới vấn đề giáo dục cho trẻ từ rất sớm. Năm hai tuổi được xem là độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành tính cách trẻ và đây cũng là giai đoạn bộ não của trẻ quyết định độ lớn của nó sau này. Giai đoạn hai tuổi là lúc trẻ đã hoàn thiện các kĩ năng đi đứng, nhận thức về thế giới xung quanh. Vì vậy, đây là thời điểm để cho trẻ tập tính xã hội. So với các bà mẹ, thì các ông bố sẽ làm điều này tốt hơn. Tuy nhiên một điều đáng nói là ngày nay quá nhiều các ông bố vì bận rộn với công việc mà phó thác chăm sóc cũng như dạy dỗ con cái cho các bà vợ. Điều này đang khiến cho số lượng trẻ không có tính xã hội tăng lên. Đây là một giai đoạn quan trọng và cũng là một giai đoạn khó khăn với các bậc cha mẹ vì giai đoạn này trẻ khá bướng bỉnh. Những hãy kiên nhẫn, vì nếu như giáo dục tốt, những tố chất của trẻ sẽ được phát huy.
Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho trẻ, dạy trẻ những kĩ năng sống cần thiết như chào hỏi, chơi những trò chơi thông minh để kích thích các giác quan.
“Giống các tuyển thủ như Ichiro hay Ishikawa Ryo nếu lúc đầu không có cơ duyên tiếp cận với thể thao thì chắc không thể thành công như ngày hôm nay. Không riêng gì thể thao mà ở tất cả các khía cạnh khác người mang lại cho trẻ hạt giống ước mơ và khát vọng chính là cha mẹ. Đối với những ông bố bà mẹ chưa từng tham gia vào việc giáo dục con thì hãy bắt đầu từ những việc mình có thể. Điều cần thiết trước tiên chính là mong muốn tham gia vào việc giáo dục con cái.”
“Có nhà chuyên môn đã nói rằng Einstein bị mắc hội chứng Asperger nhưng thay vì kém trong khả năng giao tiếp, nói chuyện trong cuộc sống hàng ngày đã có một phần đặc biệt trong não của ông hoạt động rất tốt giúp ông có được rất nhiều những phát minh để đời.Tóm lại, trong mỗi giai đoạn trưởng thành của con người sự phát triển của não cũng khác nhau. Điểm khác biệt với người khác chính là cá tính, nếu có thể phát huy cá tính này thì có thể có một cuộc đời hạnh phúc. Để làm được như vậy điều quan trọng là phải quan sát kỹ trẻ, nhận biết và tiếp nhận những trạng thái của trẻ rồi chọn ra con đường phù hợp với trẻ”