"Truyện kể 109 nguyên tố hoá học (NTHH)” nhằm cung cấp cho bạn đọc những tư liệu bổ ích về từng NTHH từ thời xa xưa đến ngày hôm nay. Bảng tra cứu từng NTHH được trình bày ở cuối sách. Nhiều người cho rằng sách khoa học thường khô khan và kém phần
hấp dẫn. Các bạn hãy chịu khó đọc thử một vài trang về bất kì nguyên tốnào trong cuốn sách này xem có hợp với sở thích của bạn không. Dưới hình thức kể chuyện, tác giả cố gắng nhặt ra những đặc điểm của từng nguyên tố chưa được nói đến trong sách giáo khoa, cốt làm sao cho mỗi nguyên tố, dù chính hay phụ, khi "lên sân khấu” đều góp phần vui và có ích cho người xem.
Có thể trình bày nguyên tố theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn theo thứ tự như bảng hệ thống tuần hoàn; hay sắp xếp theo từng nhóm nguyên tố có tính chất hoá học giống nhau. Thường một nguyên tố ra đời được gắn liền với thành tựu mới trong hoá học, cho nên cũng có thể trình bày theo thứ tự như thế.
Trong cuốn sách này, tác giả trình bày chủ yếu theo thứ tự thời gian ra đời của nguyên tố, có chú ý so sánh với những nguyên tố cùng nhóm.
Đối với những nguyên tố có từ thời Thượng cổ hay Trung cổ, tác giả đã cố gắng giải thích nguyên nhân sự ra đời của chúng bằng các phản ứng hoá học có thể xảy ra được cũng như sự nhận định về tình hình phát triển hoá học thời bấý giờ. Thường khi dưới hình thức đặt câu hỏi rồi sau đó trả lời, tác giả muốn gợi ra cho bạn đọc trẻ về cách suy nghĩ và lao động sáng tạo của các nhà bác học trên bước đường tìm ra nguyên tố mới.
Hiện nay số nguyên tố hoá học đã lên đến 109, trong đó khoảng 90 nguyên tố có sẵn trong tự nhiên có ý nghĩa quan trọng nhất, phần còn lại là những nguyên tố phóng xạ tự nhiên và nhân tạo. Theo GS Pháp Logo (Marc Lefort), Trường Đại học Tổng hợp Pari Nam ở Oocxây (La Recherche Mensuel N°= 212 Juillet - AoUt, 1989), con số 109 là giới = hạn cuối của bảng hệ thống tuần hoàn các NTHH, bởi vì đến nguyên tố 110 thì hạt nhân của nó có đời sống ngắn ngủi một cách khủng khiếp (10 giây).
Cuốn sách này tuy ngắn nhưng lại đề cập đến tất cả các NTHH, có nghĩa là có liên quan đến các nhà hoá học trong nước. Để giảm bớt thiếu sót có thể có, bản thảo viết tay đã được chuyển đến cho GS Nguyễn Thạc Cát xem. Sau đó PGS, TS Lê Nguyên Tảo đã xem toàn bộ bản thảo. Phần nói về các nguyên tố thời Tiền sử và thời Trung cổ đã được GS, TS Từ Vọng Nghi kiểm tra lại cách giải thích các phản ứng hoá học. TS Đặng Vũ Minh chuyên gia trong lĩnh vực hoá phóng xạ đã vui lòng xem phần nguyên tố phóng xạ tự nhiên và nhân tạo. Cuối cùng TS Vũ Đăng Độ đã có nhiều ý kiến đóng góp cho phần các nguyên tố đất hiếm Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với thầy giáo và bạn bè đồng nghiệp trên đây.
Sách này dùng làm sách tham khảo cho giáo viên hoá học phổ thông, sinh viên khoa Hoá các trường CĐSP, ĐHSP, ĐHQG và các bạn yêu thích hoá học.
Reflow text when sidebars are open.